Khi chị Yến ở Hòa Bình đến phòng khám Sản phụ khoa với tâm trạng đầy lo lắng và kể với bác sĩ về những viêm nhiễm phụ khoa mình mắc thời gian gần đây mà chị gặp phải.
Ung thư cổ tử cung đứng thứ 2 ở phụ nữ về người mắc bệnh
Theo lời kể của chị Yến, thời gian gần đây vùng âm đạo của chị thường bị ngứa ngáy, thậm chí còn chảy máu âm đạo, đau bụng.
Đọc tin tức trên báo chí, chị lo lắng không biết liệu mình có bị ung thư cổ tử cung hay không vì đó là dấu hiệu của căn bệnh nhiều chị em mắc phải này. Rất may, sau khi làm những xét nghiệm chuyên sâu, chị chỉ bị viêm âm đạo bình thường.
Bác sĩ Trần Văn Hùng, công tác tại Phòng khám Sản khoa Bệnh viện An Việt cho biết cảnh giác như chị Yến là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi lẽ, Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư đứng hàng thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú.
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa kỳ và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo nên làm xét nghiệm Pap smear, HPV bởi đây là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung.
>>> Xem thêm: “Điểm mặt” 8 căn bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay
Những người có người trong gia đình bị căn bệnh nay, sinh hoạt tình dục với nhiều người, sinh hoạt tình dục không an toàn, nạo hút thai nhiều lần… nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.
Phương pháp phát hiện các triệu trứng ung thư cổ tử cung
Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có thể làm test PAP là một xét nghiệm rất đơn giản, lấy tế bào bong niêm mạc cổ tử cung, tiến hành nhuộm rồi soi bằng kính hiển vi để tìm các tế bào tổn thương ở các mức độ như bình thường, loạn sản, tiền ung thư, ung thư…
Kết quả bình thường, có nghĩa là chưa bị ung thư cổ tử cung. Khi Test PAP bất thường, có thể bị viêm hoặc ung thư, khi đó phải soi hoặc/và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học.
Từ giai đoạn loạn sản cổ tử cung đến ung thư cần 10-15 năm và test PAP có thể âm tính giả nên đề ra khuyến cáo người phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên làm PAP thời gian đầu 6 tháng đến 1 năm 1 lần. Sau 3 năm nếu kếu quả đều âm tính thì làm test 2 năm 1 lần cho tới tuồi 60.
>>> Xem thêm: 8 loại ung thư có thể chẩn đoán qua thử máu
Cách thứ hai là soi cổ tử cung, đây là một biện pháp được áp dụng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, được tiến hành khi thấy cổ tử cung có tổn thương bất thường hoặc với những phụ nữ trên 40 tuổi.
Khi soi người ta sử dụng bằng máy soi có độ phóng đại từ 10-30 lần, có thể nối với tivi để xem, nối với máy vi tính để lưu hình ảnh và in ra thành bức ảnh để làm bằng chứng cho bệnh nhân thấy hoặc được lưu lại để theo dõi sau này.
Cách thứ ba sinh thiết cổ tử cung: Sinh thiết là phương tiện sau cùng và cho kết quả chính xác hơn cả, người ta tiến hành bằng cách lấy mô tại nơi soi cổ tử cung có tổn thương nghi ngờ rồi soi qua kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.
Bác sĩ Hùng cho biết gần đây còn có phương pháp Thinprep giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung với độ tin cậy cao, giúp nhiều cho việc điều trị bệnh. Quan trọng nhất vẫn là thường xuyên thăm khám sức khoẻ, đặc biệt là phụ nữ không nên ngần ngại khám sản khoa.
Với phụ nữ, nên làm nhiều loại tầm soát ung thư để đảm bảo sức khỏe cho mình. Việc phát hiện sớm những vấn đề sẽ giúp điều trị nhanh, cơ hội cao hơn và đem tới những tín hiệu lạc quan hơn. Hãy tìm đến những cơ sở uy tín để kiểm tra định kỳ cũng như tầm soát ung thư sớm để có những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả như Bệnh viên Ung bứu TPHCM, Bệnh viên Nhân dân 115, Phòng khám ung bướu SVCC (Singapore Việt Nam Cancer Center),…
Nguồn: giadinhvietnam.com