Tagged: Plutarch
Để minh họa về hoạt động tư duy của con người, Plutarch đã sử dụng một câu đố bí hiểm như sau:
Tàu Theseus được đóng với mục đích chu du đến điểm cực xa nhất mà con người biết đến lúc bấy giờ.
Trong suốt hành trình của mình, con tàu đã bị vùi dập trong phong ba bão táp, sóng gió quật ngã.
Người ta phải thay những cánh buồm. Dây thừng. Ván lót thân tàu và ngay cả mỏ neo cũng buộc phải thay thế.
Khi kết thúc hành trình và quay về nơi xuất phát, người ta nhận thấy không có phần nào của con tàu nguyên vẹn như lúc ban đầu.
Vậy, con tàu đó có đúng là Theseus thật hay không?
Vài người nghĩ nó không phải.
Vì so với khi rời cảng, hiện trạng con tàu này chẳng còn một phần tử nào giống với bản gốc.
Vậy từ khi nào mà con tàu Theseus đã không còn là chính nó?
Khi miếng gỗ đầu tiên được thay?
Chắc là không! Chỉ là sửa chút xíu thôi mà.
Được rồi, vậy thì sau khi miếng thứ hai, thứ ba và thứ tư được thay?
Khi không còn miếng gỗ nguyên thủy nào còn hiện hữu trên thân tàu, thì Theseus có còn đúng như tên gọi của nó nữa không?
Hmm, chắc chắn là không!
Xem nào, vậy nó thay đổi khi nào, lúc nào thì nó mất đi đặc tính của mình vậy?
Vài người nói đặc tính của nó thực tế không hề mất đi.
Nó vẫn là con tàu Theseus thôi.
Chỉ có một chút khác biệt là, người ta đã sửa nó từng chút một.
Trong trường hợp này, con tàu có được xem là Theseus nữa không?
Hay đây cũng chỉ là một ý nghĩ mà thôi?
Không có cái nào đúng cả, bởi vì bạn có sờ tận tay, day tận mắt con tàu đó đâu.
Vậy con tàu Theeseus thật sự ra sao?
Hai nghìn năm sau, triết gia Thomas Bobbes đã đào sâu hơn vào vấn đề này.
Ông nói rằng, giả sử, thủy thủ đoàn không ném bất cứ phần nào của con tàu Theseus đi.
Thay vì sửa chữa, họ sắp xếp từng mãnh vở vào cái giá đỡ.
Rồi, khi quay trở về, họ tháo nó ra, gắn nó lên cột.
Từng miếng gỗ nát, từng cái neo cong veo thô kệch, từng sợi dây thừng bung tróc, mấy cánh buồn xác xơ.
Bây giờ, đây mới là con tàu Theseus thật đây!
Con tàu đẹp đẽ, tinh tươm như khi vừa rời khỏi cảng?
(Dù không có bất cứ một phần tử nào trong đó là nguyên bản)
Hay, mấy miếng đồng nát, xiêu vẹo nhìn chẳng ra dáng của một con tàu?
(Dù mọi phần tử đều đã hợp lại tạo nên con tàu Theseus nguyên bản)
Thật là khó trả lời.
Tuy nhiên, hầu hết, tất cả chúng ta sẽ chọn con tàu nhìn giống con tàu Theseus.
Thật ra, mấy thứ thay thế, mấy miếng gỗ, mấy tấm kim loại, mất tấm che chả là gì cả!
Nếu không có ý niệm để hình dung, xây dựng và sử dụng nó như một con tàu, thì chẳng có con tàu nào cả.
Ý niệm là thứ giúp chúng ta hình thành khái niệm về con tàu.
Cho nên, ý niệm sẽ nhào nặn thực thể để sao cho phù hợp với khái niệm.
Thế là, con tàu tồn tại rồi.
Sáng tạo là thế đấy!
Sáng tạo là nảy ra ý tưởng cho những gì chưa tồn tại.
Sau đó, bạn sẽ nhào nặn thực thể để ý tưởng thành hiện thực.
Đâu cứ phải ngồi chờ là ý tưởng sẽ “tự rụng” ra từ trong đầu.
Ta phải tạo ra ý tưởng, trong tư duy của mình.
Sau đó, ta phải thực hiện hóa ý tưởng, ngoài đời thật.
Chỉ có như vậy, ý tưởng mới thực sự tồn tại.
Tay không mà gột nên hồ thì mới đích thị là sáng tạo đấy!
*Plutarch là nhà tiểu luận, nhà sử học La Mã, gốc Hy Lạp. Ông còn là một triết gia nổi tiếng, thông thái, am hiểu sâu sắc về tôn giáo, thuật hùng biện và đặc biệt là sử học quân sự.
*Thomas Hobbes là nhà triết học người Anh nổi tiếng với các tác phẩm về triết học chính trị.
Copyrigh by Cuoitetram