Quấy rối tình dục – một khái niệm không còn quá xa lạ đồi với người dân trên địa cầu này, vấn nạn ấy ngày càng trở nên phức tạp và vùi sâu hơn nữa trong đáy xã hội. Thế nhưng cũng chính vì lẽ đó mà các quốc gia phát triển luôn đi đầu trong xu hướng bảo vệ quyền phụ nữ và tối ưu hóa quyền con người để người dân trong một quốc gia nói riêng hay các du học sinh, du khách quốc tế đến và làm việc nói chung cảm thấy an toàn.
Quấy rối tình dục – vấn nạn Toàn cầu
Quấy rối tình dục – một khái niệm không còn quá xa lạ đối với mỗi người dân trên thế giới này nữa. Nó xảy ra trên diện rộng và phổ biến khắp mọi giới tính, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê gần nhất của một vị bác sĩ – Rachel Jewkes – kiêm giám đốc chương trình toàn cầu về ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và bé gái “What Works to Prevent Violence Against Women and Girls”, đã cảnh báo về nạn lạm dụng tình dục đã trở nên quá phổ biến tại nhiều quốc gia. Theo đó 35% phụ nữ toàn cầu bị xâm hại tình dục và phổ biến tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á – Châu lục với mật độ dân số đông đúc và nhận thức chưa cao. Với các quốc gia điển hình như Việt Nam, Campuchia, Bangladesh…
Tiếp theo đó là Châu Phi – một lục địa đa phần là sa mạc và nắng nóng quanh năm. Chính vì vậy rất hạn chế về mặt giáo dục và tiếp cận thông tin nên vấn nạn này vì thế mà cứ tiếp tục diễn ra mạnh. Cụ thể là Ai Cập tỷ lệ phụ nữ bị quấy rối là 99% và 90% là tỷ lệ mà Papua New Guinea có được.
Các quốc gia phát triển thì có tỷ lệ này thấp hơn nhưng vẫn nằm trong mức khá cao. Tại Anh, tỷ lệ phụ nữ bị quấy rối tại nơi công cộng lên đến 64%. Và nhiều quốc gia châu Âu cũng nằm trong “danh sách lên án”, ví dụ như 52% đối với Đan Mạch, ở Phần Lan là 47%, Thụy Điển 46%, Pháp là 44%…
Từng bước thay đổi bộ mặt vấn nạn của các nước phát triển
Các quốc gia châu Âu và Châu Á
Các quốc gia châu u với nền kinh tế phát triển và vì thế càng xuất hiện nhiều các trường hợp phụ nữ bị quấy rối tại công sở. Theo một nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban châu u thì khoảng 40%–50% nữ nhân viên và khoảng 10% nam nhân viên đã từng một lần là mục tiêu của quấy rối tình dục. Tỷ lệ đó sẽ càng cao nếu như Liên minh Châu u không ban hành chỉ thị 2002/73 vào năm 2002 nhờ vào hoạt động của nữ ủy viên về việc làm và xã hội Anna Diamantopoulou. Chỉ thị này thể hiện một sự mở rộng chỉ thị về bình đẳng nam nữ từ năm 1976. Song song đó, Ủy ban châu u đã khuyên nhủ một “quy tắc ứng xử cho người thuê nhân công nhằm chấm dứt quấy rối tình dục”.
Bên cạnh đó với phong trào #Metoo diễn ra mạnh mẽ. Bắt nguồn từ Hollywood, cuối năm 2018 phong trào này đã lan sang các nước Châu Á, nổi bật nhất là tại Kbiz- thị trường âm nhạc Hàn Quốc. Đã có một số người phụ nữ Hàn Quốc do không chịu đựng được và đã tự sát. Chính vì điều đó, làn sóng ấy lại càng ngày cao hơn, và làm chất xúc tác cho phong trào này lớn mạnh hơn. Điều đó cho ta thấy được rằng, phụ nữ tại các quốc gia này họ đang dần dần khẳng định mình, và chủ động lên tiếng để bảo vệ tiếng nói và đòi lại các quyền cơ bản của một người phụ nữ cần có.
Nhận thức được vấn đề toàn cầu và với khát khao đòi bình đẳng giới giữa 2 phái, một số nước phát triển trên thế giới, điển hình là Mỹ, đã và đang ban hành các luật pháp và lập ra các tổ chức dành riêng cho phụ nữ về các quyền hạn nhất định. Song song đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có tiếng nói có địa vị, và cũng như tôn vinh các bản sắc tốt đẹp của họ. Và chính vì thế cũng làm thay đổi cả nhận thức lẫn suy nghĩ của một nữ công dân học tập và sinh sống tại Mỹ hoặc đơn giản là cái nhìn tích cực hơn về các bạn du học sinh khi đến đất nước Mỹ này học tập và nghiên cứu. Ví dụ điển hình gần đây nhất là về một cuộc tuần hành diễn ra tại thủ đô Washington và các bang trên khắp nước Mỹ về chủ đề “Tuần hành vì phụ nữ”, tự tin mạnh dạn lên tiếng đòi và bảo vệ những quyền hạn đáng lẽ ra phụ nữ phải có được – cuộc tuần hành này diễn ra sau khi tổng thống Donald Trump nhậm chức 1 năm.
Hoa Kỳ
Bên cạnh đó, phụ nữ Mỹ cũng dần dần trở nên tự lập và thích nghi nhanh với môi trường. Bậc cha mẹ từ nhỏ đã dạy cho con gái của mình là phải trở nên mạnh mẽ và tự lập để sau này có thể đối diện với thử thách và khó khăn. Đó là một cách nhìn đầy mới mẻ của một quốc gia tiên tiến bậc nhất dành riêng ưu ái cho phái nữ.
Quá khứ là chuyện của quá khứ và nó sẽ không thay đổi được dù bạn có quay ngược thời gian nhưng nếu bạn muốn tương lai tốt hơn thì nên bắt đầu từ bây giờ. Quyền và nghĩa vụ của một người phụ nữ đã và đang thay đổi rất nhiều theo một chiều hướng tích cực, đặc biệt tại Mỹ. Vì vậy xứ sở “cờ hoa” này lại là một điểm đến cho biết bao nhiêu thế hệ con người trên thế giới tìm đến, học tập, làm việc và định cư. Nên giờ đây cụm từ “du học Mỹ” hay “chính sách du học”…. đã không còn quá xa lạ đối với các bạn du học sinh quốc tế, đặc biệt là các bạn nữ. Hãy là một người phụ nữ chủ động và luôn luôn tiến bộ vì bạn là một phần của thế giới.