Chuẩn TOEIC đầu ra luôn là vấn đề khiến sinh viên đau não. Tẹt Rắm sẽ hướng dẫn bạn một số cách để đạt điểm cao trong bài thi TOEIC. Trước hết bạn nên nắm chắc phần ngữ pháp và đừng quên rèn luyện thêm nhiều từ mới theo từng topic của bài thi TOEIC. Bên cạnh ôn luyện hiệu quả, bạn cũng nên “bỏ túi” những mẹo để làm bài thật tốt.
Một lưu ý rằng các bạn sinh viên nên thi TOEIC trước tháng 2/2019. Vì trụ sở ETS (Trung tâm ra đề thi TOEIC) đang cập nhật hình thức thi mới và được nhận xét là khó hơn đề thi hiện tại.
Cấu trúc bài thi TOEIC bao gồm Listening và Reading, được chia thành 7 phần: Nghe qua hình ảnh, Hỏi đáp, Hội thoại ngắn, Đoạn thông tin ngắn (Listening); Hoàn thành câu, Hoàn thành đoạn văn, Đoạn đơn – Đoạn kép (Reading). Thời gian làm bài cho phần thi nghe là 45 phút/100 câu và phần thi đọc hiểu là 75 phút/100 câu.
Part 1. Mô tả hình ảnh (10 câu)
Với mỗi câu trong phần thi mô tả hình ảnh, bạn sẽ nghe 4 câu mô tả về một tấm ảnh mà đề thi giới thiệu. Khi nghe các câu này, bạn phải chọn câu mô tả đúng nhất những gì bạn thấy trong ảnh. Các câu này không được in trong đề thi và chỉ đọc một lần.
Ví dụ:
(A): They’re looking out of the window
(B): They’re having a meeting
(C): They’re eating in a restaurant
(D): They’re moving the furniture
Phương án (B) – They’re having a meeting mô tả đúng nhất nội dung bức tranh, vì vậy chọn phương án (B)
Mẹo làm bài:
– Xem ảnh trước khi nghe mô tả. Tự đặt các câu hỏi “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”.
– Tập trung nghe hiểu nghĩa của cả câu.
– Trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt. Nêu không biết cách trả lời, bạn nên đoán câu trả lời rồi chuyển sang xem trước ảnh kế tiếp.
Part 2. Hỏi đáp (30 câu)
Bạn sẽ nghe một câu hỏi hay câu nói và có 3 lựa chọn trả lời đọc bằng tiếng Anh. Tất cả chỉ được đọc một lần và không được in trong đề thi. Bạn hãy chọn câu trả lời thích hợp nhật cho câu hỏi hay câu nói và đánh dấu vào chữ (A), (B) hay (C) trong tờ trả lời.
Ví dụ;
Good morning, John. How are you?
(A): I’m fine, thank you.
(B): I’m in the living room.
(C): My name is John
Câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi “How are you?” là lựa chon (A): “I’m fine thank you”.
Vì vậy bạn nên chọn câu (A)
Mẹo làm bài:
– Chữ đầu tiên trong câu hỏi sẽ giúp bạn biết đó là câu hỏi dạng gì.
What, where, who, why, how – hỏi thông tin.
Do,does, did, are, is, will, can – câu trả lời thường có dạng yes/no.
– Câu hỏi có “or” yêu cầu có sự lựa chọn thì không bao giờ là yes/no.
“Did you stay at home or go out last night?” -> “I went to a movie.”
– Thỉnh thoảng bạn nghe một câu nói, không phải là câu hỏi nhưng vẫn cần một câu trả lời.
“Thanks for dinner.” -. “You’re welcome.”
Part 3. Đối thoại ngắn (30 câu)
Đây là đoạn đối thoại giữa 2 người, bán sẽ nghe và trả lời 3 câu hỏi về nội dung đối thoại. Bạn sẽ đánh dấu vào câu trả lời thích hợp nhất trong số 4 lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Các đoạn đối thoại chỉ được nghe một lần và không được in trong đề thi.
Mẹo làm bài:
– Xem trước các câu hỏi và cố gắng nhớ nó trước khi nghe bài đối thoại như vậy bạn sẽ biết thông tin cần nghe là gì.
– Trong khi nghe đối thoại, cố gắng hình dung xem người nói đang ở đâu.
– Hãy đọc mọi lựa chọn trước khi đánh dấu.
Part 4. Bài nói ngắn (30 câu)
Bạn sẽ nghe các bài nói ngắn do một người nói và trả lời 3 câu hỏi liên quan đến nội dung mỗi bài nói. Bạn sẽ chọn câu trả lời đúng nhất trong số 4 lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Tương tự các phần thi trên, các bài nói ngắn chỉ được nghe một lần và không được in trong đề.
Mẹo làm bài:
– Lắng nghe kỹ phần giới thiệu trước mỗi bài nói, từ đây bạn sẽ nắm được số lượng câu hỏi cũng như hình thức thông tin mà bạn sẽ nghe (bài tường thuật báo chí, bản tin thời tiết, quảng cáo, tin nhắn, thông báo và hellip).
– Cố gắng xem trước các câu hỏi trước khi bài nói bắt đầu. Điều này giúp bạn tập trung nghe những thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu.
– Bắt đầu trả lời câu hỏi ngay khi bài nói kết thúc.
Part 5. Hoàn thiện câu
Câu trúc chung của phần thi này là mỗi câu sẽ có 1 từ /cụm từ còn thiếu và cần được thêm vào. Bí quyết để làm tốt phần này là bạn nên chú ý vào các từ đứng trước và sau chỗ trống vì nó sẽ giúp bạn có manh mối để kiểm tra câu trả lời đúng. Đồng thời, nhớ đọc và hiểu nghĩa của cả câu trước khi trả lời.
Lưu ý:
– Cẩn thận với các câu trả lời có hình thức sai như: drove, drives, driving.
– Cẩn thận với các từ bắt đầu hay kết thúc giống nhau như: return, retire, reuse.
– Cẩn thận với các từ thường bị dùng sai như: affect, effect, lend/borrow.
Part 6. Hoàn thiện văn bản
Mỗi đoạn trong phần này có một số câu còn thiếu từ/cụm từ và cần thêm vào. Để làm tốt phần này, phải luôn nhớ rằng bạn cần tìm từ thích hợp nhất để điền vào chổ trống. Bạn hãy đọc cả đoạn văn chứ không chỉ các từ xung quanh chỗ trống, cố gắng hiểu nghĩa của cả đoạn.
Lưu ý:
– Cẩn thận với những cụm từ lặp và thừa như: keep on continuing, finally at last.
– Cẩn thận với những từ không cần thiết như: The apples they are fresh.
– Chú ý đến hình thức từ và cách chia thì của động từ.
Part 7. Đọc hiểu
Bạn sẽ đọc các đoạn văn và một số câu hỏi nằm bên dưới mỗi đoạn, chọn đáp án đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô trong tương ứng với các câu trả lời trong tờ bài làm. Đồng thời, bạn bạn hãy chú ý đến phần giới thiệu để biết số lượng câu hỏi cũng như gợi ý về dạng thông tin trong bài đọc.
Lưu ý:
– Hãy tự đặt ra các câu hỏi: Đối tượng của bài đọc này là ai? Viết để làm gì? trong khi đọc.
– Đọc lướt qua bài đọc, rồi đọc các câu hỏi, sau đó quay lại bài đọc để tìm câu trả lời.
– Nhiều lựa chọn trả lời chứa thông tin có trong bài đọc, nhưng có thể không liên quan đến câu hỏi.
Ở phần thi này, bạn hãy cẩn thận với các từ phát âm giống nhau, những con số rối rắm, các hình thức từ sai và các từ có nghĩa giống nhau.
Hy vọng với những mẹo cho từng phần thi TOEIC ở trên, bạn sẽ không còn quá lo lắng cũng như chinh phục bài thi TOEIC thành công với số điểm thật ấn tượng.