Ung thư phổi là căn bệnh hay gặp và đang có xu hướng tăng cao. Đặc biệt là loại ung thư này không chỉ gặp ở người hút thuốc lá, và không gây đau đớn nên thường bệnh tiến triển xa mới xuất hiện triệu chứng. Vậy làm thế nào để biết được dấu hiệu ung thư phổi ở giai đoạn đầu?
Theo như trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Mỹ (CDC) đã kiểm chứng và phát hiện công bố, ung thư phổi là loại ung thư được chẩn đoán nhiều thứ hai ở cả nam và nữ tại khu vực này. Mỗi năm, số lượng người tử vong vì ung thư này cao hơn ung thư ruột kết, ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Dự tính ung thư phổi giết chết khoảng 1,3 triệu người mỗi năm trên thế giới nhưng đây không phải là bệnh khó phát hiện và phòng ngừa. Những chẩn đoán bệnh sớm có thể giúp bạn tránh nguy cơ tử vong tới 50% và còn có thể phòng tránh các tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Chúng ta thường nghĩ rằng ung thư phổi chỉ xuất hiện ở những người hút thuốc lá. Trên thực tế, kể những người không hút thuốc lá vẫn bị mắc loại ung thư này.
Bởi các yếu tố khác như khói thuốc lá, khí radon, ô nhiễm không khí và các loại khí độc hại khác từ môi trường như amiang cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi.
Theo một nghiên cứu gần đây, 25% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi cho biết họ không gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm.
Nguyên nhân là ung thư phổi thường được phát hiện ở giai đoạn cuối, rất khó khăn để điều trị bệnh. Trong nhiều trường hợp, nó có thể không hiển thị bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào trong giai đoạn đầu.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ung thư phổi giai đoạn sớm không có dấu hiệu cảnh báo. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn hãy luôn chú ý theo dõi sức khỏe của mình, để phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi từ đó có thể giúp bạn có cơ hội điều trị tốt hơn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
1. Canxi trong máu cao
Một số bệnh nhân cho biết ung thư phổi làm phá vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, dẫn đến thừa canxi máu. Các triệu chứng đi cùng với canxi máu cao là đi tiểu thường xuyên, khát nước, táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt…
2. Ho nhiều
Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
3. Thở nặng nhọc
Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi đi hoặc chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn.
4. Thường xuyên bị nhiễm trùng
Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.
5. Sụt cân
Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục… thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.
6. Bất thường ở các mô vú
Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở bộ phận khác gây ra.
7. Đau tay, vai và các ngón tay
Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị ứng da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.
Cách phòng tránh ung thư phổi
Sau đây sẽ là những cách phòng ngừa ung thư phổi lành mạnh và sễ thực hiện tại nhà mà các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thương xuyên thực hiện tại nhà.
Tập thể dục
Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Ăn uống giàu rau xanh và hoa quả
Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng
Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Chính vì vậy thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng mọi người sẽ biết thêm được nhiều kiến thức quan trọng trong việc phát hiện sớm những dấu hiệu của ung thư phổi từ đó giúp cho việc điều trị căn bệnh này cũng như là khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn là việc chữa trị ở giai đoạn muộn của chu kỳ ung thư.