Theo PGS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, khoảng 80% người mắc bệnh ung thư vú có thể được chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Vậy ung thư vú là gì và tầm soát ung thư vú như thế nào?
Ung thư vú là bệnh gì?
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.
Tầm quan trọng của tầm soát ung thư vú
Như đã giới thiệu ở Phần I – “Ung thư vú và các dấu hiệu nhận biết”, ung thư vú là một trong những bệnh gây tử vong cao thứ nhì ở nữ giới, chỉ sau ung thư phổi. Vì vậy, Tầm soát ung thư vú là vấn đề rất quan trọng.
– Tầm soát ung thư vú bằng cách chụp vú nhằm phát hiện sớm khối u ở vú nhờ đó tỷ lệ tử vong của căn bệnh này giảm 20% (Mỹ) và có thể điều trị khối dứt điểm.
– Ung thư vú phát hiện sớm sẽ giúp các sĩ có thể lựa chọn phương pháp bảo tồn chỉ loại bỏ khối u và giữ nguyên bầu ngực đảm bảo thẩm mỹ.
– Chi phí và thời gian điều trị.
Phòng ngừa ung thư vú
Vú là cơ quan dễ bị ung thư nhất của phụ nữ. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa có hiệu quả. Để giảm nguy cơ ung thư vú:
– Cải thiện các yếu tố nguy cơ cao, những người có các yếu tố nguy cơ cao thì nên tự khám và đi kiểm tra thường xuyên vú và phụ khoa.
– Tránh stress (chấn kích), dinh dưỡng đúng và cân bằng, bổ sung thêm khẩu phần nhiều rau quả và trái cây chứa nhiều β caroten, tránh béo phì, hạn chế các chất kích thích (bia, rượu).
– Khám vú, chụp nhũ ảnh định kỳ, làm các xét nghiệm bổ sung.
– Tự khám nhũ hoa hàng tháng.
Chẩn đoán và điều trị ung thư vú
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh ung thư vú được dựa trên các cơ sở sau :
– Dựa trên dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
– Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán : giải phẫu bệnh.
Điều trị ung thư vú
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư vú, tùy thuộc vào giai đoạn và loại tế bào ung thư :
– Phẫu trị: Bao gồm phẫu thuật bảo tồn khối u nhỏ và xạ tia. Phẫu thuật triệt để (tùy trên từng BN và gia đình bệnh)+ vét hạch nách. Sau đó thực hiện phẫu thuật tái tạo tức thì hoặc ở phẫu thuật lần sau.
– Xạ trị: Có tác dụng điều trị bổ trợ, xạ trị có hệ thống sau phẫu thuật tận gốc để làm giảm nguy cơ tái phát.
– Hóa trị: Thuốc kháng ung thư có tác dụng điều trị toàn thân được sử dụng khi có các yếu tố nguy cơ tái phát, là phương pháp điều trị hỗ trợ rất cần thiết nhưng có nhiều tác dụng phụ và rất tốn kém.
– Nội tiết: Tamoxifen.
Tỉ lệ tái phát ở Giai đoạn 1: 6%, Giai đoạn 2: 31 % và Giai đoạn 3: lên tới 58%.
Tỉ lệ sống thêm (%) của bệnh nhân ung thư vú giảm dần theo từng giai đoạn (theo số liệu của chương trình phòng chống ung thư quốc gia):
Khả năng sống thêm 5 năm
Giai đoạn 0: 100%
Giai đoạn I: 95%
Giai đoạn II: 80%
Giai đoạn III: 72%
Giai đoạn IV: 25%
Qua đây, chúng ta thấy muốn điều trị hiệu quả ung thư vú thì điều quan trọng nhất là phải phát hiện sớm ung thư vú. Ngoài việc điều trị có hiệu quả, việc phát hiện sớm bệnh cũng giúp giảm thiểu chi phí chữa bệnh, điều này có thể thực hiện được với các phương tiện trang thiết bị hiện nay, cùng với sự tham giac ích cực của cộng đồng và nhất là nhận thức của mỗi người với căn bệnh này.
Làm thế nào để phát hiện ung thư vú sớm
Ung thư vú là loại ung thư khi khởi phát và ngay cả khi đang ở giai đoạn đầu không có triệu chứng lâm sàng, cũng như không gây cho bệnh nhân một triệu chứng báo động nào cả, nhưng lại có thể được phát hiện rất sớm nếu người bệnh thực hiện các bước sau:
Khám định kỳ
Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, cần khám mỗi năm, từ 35 tuổi trở lên. Đối với các trường hợp có nguy cơ cao thì khám kiểm tra định kỳ vú từ 3-6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ
Chụp vú, siêu âm ú
Chụp vú định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Chụp vú có thể phát hiện ung thư vú sớm cả ở giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng.
Nhũ ảnh được để nghị chụp tầm soát cho các phụ nữ > 35 tuổi với nhịp độ như sau:
· Chụp lần đầu tiên trong đời trong khoảng 35 – 39 tuổi;
· Từ 40 – 49 tuổi, thực hiện 1 đến 2 năm/lần tùy theo các yếu tố nguy cơ của người phụ nữ
· Mỗi năm một lần cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên
Siêu âm cũng có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh và phát hiện sớm ung thư vú. Siêu âm vừa chi phí thấp lại hiệu quả với phụ nữ có mô tuyến vú dày và định vị sinh thiết tổn thương. Tuy nhiên, siêu âm có nhược điểm là phụ thuộc vào khả năng của người đọc, không phát hiện được tổn thương Calci hóa nhỏ.
Khi phát hiện một tổn thương nào đó của tuyến vú, bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy tế bào của tổn thương bằng kim nhỏ để xem dưới kính hiển vi và chẩn đoán bản chất lành tính hay ác tính. Với những bác sĩ có kinh nghiệm, kỹ thuật này có thể cho độ chính xác đến 90%.
Tự khám vú
Được đề nghị thực hiện với mọi phụ nữ trên 20 tuổi, phụ nữ tự khám ngực từ ngày thứ 8 của chu kỳ kinh ngay hay sau khi sạch kinh 1 tháng/lần.
Khi tự khám đều đặn chị em sẽ biết tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt được đâu là bình thường đâu là bất thường, với các bước như sau:
Bước 1: Đứng trước gương, ở trần, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, quan sát hai vú rồi đổi tư thế: hai tay để phía sau mông, nghiêng nhẹ người tới trước, quan sát cả hai vú để xem có gì thay đổi về kích thước của hai vú (một bên lớn hơn thường lệ, hoặc teo nhỏ lại), quan sát da vú (da cam, da bị lõm xuống ở một vùng nào đó), xem núm vú có bị kéo lệch hay tụt vào không và ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu núm vú không.
Bước 2: Giơ tay cao đầu hơi gập phía trước và quan sát như bước 1
Bước 3: Chống tay lên 2 bên hông và quan sát như bước 1
Bước 4: Đưa từng tay lên cao trên đầu và dùng tay còn lại khám, xoa nhẹ lên tuyến vú từ trong quầng vú ra ngoài theo dòng xoắn ốc, tiếp đó tự khám vùng nách xem có khối bất thường nào không. Cuối cùng dùng ngón trỏ và ngón cái năn nhẹ núm vú xem có tiết dịch không
Bước 5: Nằm ngửa, kê gối hoặc khăn xếp lại dưới vai bên phải để sau ót, dùng các ngón tay trái (bàn tay phải xòa thẳng), nhẹ nhàng ép sát tuyến vú vào thành sườn, bắt đầu phần trên rồi đến phần dưới của vú, cuối cùng là núm vú, nhằm tìm mọt cục u (khối u, khối bướu). khi khám vú trái thì đổi ngược tư thế lại. Cuối cùng là nên sờ vùng nách hai bên để xem có u hoặc hạch nách không. Nếu tự khám đều đặn và thường xuyên sẽ phát hiện được những khối u nhỏ hơn nhiều so với các phụ nữ không thực hiện việc tự khám vú mình.
Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy có khối u hay sự thay đổi của vú.
Nếu thực hiện tốt các bước trên thì sẽ phát hiện được ung thu vú ở các giai đoạn rất sớm hoặc với các khối u với kích thước < 1cm và không có di căn hạch. Lợi ích của phương thức này là một phương thức phát hiện sớm ung thư ít tốn kém, không sang chấn và chi phí chấp nhận được.
Tại các nước đang phát triển, các chương trình tầm soát được tiến hành bằng cách khám hàng loạt cho các phụ nữ khỏe mạnh > 35 tuổi, đã làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú lên đến 30%.
Chúng tôi hy vọng các thông tin ở trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ung thư vú và có những kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe bản thân như là các biện pháp phòng ngừa ung thư vú hay là những cách tự kiểm tra vú tại nhà. Và các bạn hãy nhớ đến khám định kỳ tại phòng khám chuyên khoa Sản của bệnh viện Vinmec nơi chúng tôi sẽ giúp phát hiện các thay đổi bất lợi mà chị em phụ nữ dễ bỏ sót khi tự kiểm tra ngực tại nhà, đồng thời cung cấp các thông tin về ngăn ngừa ung thư vú, ghi nhận bệnh sử gia đình và lối sống vào hồ sơ khám bệnh để tiện theo dõi. Phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa ung thư vú di căn và trở nên khó chữa trị.