Ung thư vú là loại ung thư phát triển từ biểu mô của ống dẫn sữa hoặc từ các thùy tận cùng trong vú, sau đó chúng sẽ sinh sôi và phát triển trực tiếp sang các mô hoặc sang các bộ phận khác của cơ thể. Căn bệnh ung thư vú tại Việt Nam đứng thứ 2 trên bản đồ ung thư thế giới do Tổ chức y tế thế giới (WTO) xếp hạng và trung bình mỗi ngày trôi qua sẽ có hơn 315 người chết vì căn bệnh này. Vì vậy, các chị em phụ nữ cần trang bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức về nguyên nhân, dấu hiện và những phương pháp điều trị căn bệnh ung thư vú để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của mình và gia đình.
Dưới đây là các nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư vú
Tuổi tác
Tuổi trung bình của phụ nữ khi được chẩn đoán ung thư vú là 60. Điều này không có nghĩa là phụ nữ ở lứa tuổi 20, 30 hay 40 tuổi không có nguy cơ bị bệnh ung thư vú, mà nó có ý nghĩa rằng phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng mắc bệnh ung thư vú của họ càng cao cùng với những yếu tố nguy cơ khác.
Nguy cơ bị mắc bệnh ung thư vú tăng theo cấp số mũ ở độ tuổi sau 30 tuổi, nhưng ngay cả với phụ nữ ở độ tuổi 80, thì nguy cơ mắc ung thư vú cũng khoảng 1/24. Vì vậy, khi tuổi càng lớn, phụ nữ càng nên thận trọng xem xét các biểu hiện thay đổi ở vú của mình, bởi nguy cơ mắc bệnh của họ sẽ ngày một tăng lên.
Tiền sử bệnh cá nhân
Những phụ nữ có tiền sử đã từng mắc các bệnh về ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung , ung thư đại trực tràng có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
Ung thư vú cũng có liên quan đến thời điểm xảy ra của những quá trình thay đổi sinh lý bình thường trong cơ thể, như thời điểm bắt đầu có kinh hoặc thời điểm bắt đầu mãn kinh. Nếu có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi, thì người đó có khả năng mắc ung thư vú cao hơn.
Tương tự, những phụ nữ chưa mang thai hoặc là lần đầu tiên mang thai sau 30 tuổi, thì cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những phụ nữ có con trước tuổi này. Việc cho con bú sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ ung thư ở phụ nữ. Thời gian cho con bú càng lâu thì khả năng bị ung thư vú ở phụ nữ đó càng thấp.
Việc chiếu xạ vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của người phụ nữ, đặc biệt là chiếu xạ để trị bệnh ung thư có liên quan đến vùng vú mắc phải khi còn bé, cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Liệu pháp estrogen hậu mãn kinh cũng làm gia tăng nguy cơ này, đặc biệt những người sử dụng kết hợp progestin và estrogen.
Ngoài ra việc bị chẩn đoán mắc bệnh tăng sản không điển hình – 1 dạng bệnh vùng vú không phải là ung thư, đặc trưng bởi sự tăng trưởng của các tế bào bất thường trong các ống dẫn sữa và các tiểu thùy của vú, cũng làm gia tăng nguy cơ phát triển thành ung thư vú xâm lấn sau này.
Ung thư vú liên quan mật thiết tới tiền sử gia đình
Những phụ nữ có tiền sử gia đình đã có người thân mắc bệnh ung thư vú thì có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Đặc biệt nếu đó là mối quan hệ huyết thống gần gũi như mẹ, con gái, chị em gái từng mắc ung thư vú thì cần khám và tầm soát sớm để phát hiện bệnh từ đó áp dụng những phương pháp và liệu trình điều trị theo từng giai đoạn bệnh. Đặc biệt có thể sử dụng công nghệ gen để xác định đột biến di truyền (gen BRCA1, BRCA2 đột biến và di truyền có thể gây ung thư vú).
Chế độ ăn uống và thường xuyên rèn luyện thân thể
Chế độ ăn uống có thể tác động đến khả năng mắc 1 số loại ung thư. Những phụ nữ thừa cân hoặc là quá mập, đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc cao hơn. Mặc dù không có 1 loại thực phẩm nào được xác định là làm tăng nguy cơ ung thư vú, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu với liều lượng cao có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Uống rượu càng nhiều thì càng tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Phơi nhiễm phóng xạ
Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp tuy nhiên nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh.
Lạm dụng các sản phẩm mỹ phẩm
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến phụ nữ đối mặt với bệnh ung thư vú. Chưa kể, là các loại mỹ phẩm càng thơm sẽ chứa càng nhiều các benzen vòng làm gây nên nguy cơ mắc ung thư càng cao.
Trong đó, kem chống nắng được xem là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu ở yếu tố mỹ phẩm khiến cho da thiếu hụt vitamin D dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Việc thiếu vitamin D có thể khiến cho khối u càng tồi tệ hơn và có tiên lượng xấu hơn. Càng thiếu vitamin D thì gen ID1 có trong khối u càng nhiều và khiến cho các tế bào ung thư không di căn thành di căn.
Nguyên nhân từ việc uống thuốc tránh thai và thuốc hoocmon
Ngày nay, không ít những phụ nữ dưới 40 tuổi tìm đến các loại thuốc hoocmon bổ sung cho cơ thể nội tiết tố nhằm giúp trẻ hóa, kéo dài thời gian kinh nguyệt hay là chất lượng đời sống vợ chồng… Nhưng những loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong 1 thời gian ngắn, nếu lạm dụng thì sẽ dẫn đến khả năng cao mắc bệnh ung thư vú. Thuốc hormong estrogen và progesterone thường được kê cho những phụ nữ tiền mãn kinh có thể gây ra ung thư vú và rất khó nhận ra trên hình quang tuyến chụp vú.
Việc lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nghiên cứu về vấn đề này chưa có kết quả rõ ràng nhưng tốt nhất phụ nữ cũng cần hạn chế tối thiểu việc sử dụng các loại thuốc tránh thai. Nếu sử dụng thuốc tránh thai liên tục (hàng ngày) thì nên kiểm tra nguy cơ ung thư vú lần đầu sau 3 năm, sau đó kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần. Có thể thay đổi biện pháp tránh thai phù hợp để đảm bảo sức khỏe, tránh dùng thuốc tránh thai liên tục quá lâu.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến thường dẫn đến căn bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu đối với phụ nữ -ung thư vú. Mọi người cần nắm rõ về căn bệnh ung thư vú đế có thể phòng tránh hoặc là sớm phát hiện bệnh để có thể được điều trị bằng những phương pháp trị liệu ung thư vú theo từng giai đoạn từ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh và kéo dài được tuổi thọ của mình.