Protein không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn rất quan trọng cho sự phát triển của cơ bắp. Protein cần thiết cho quá trình phát triển của móng tay, làn da khỏe mạnh và kích thích tóc mọc. Thiếu protein có thể gây ra các tác dụng phụ và bệnh tật.
Sụt cân
Nếu cơ thể thiếu đạm, có nghĩa là không nạp đủ lượng calo cần thiết. Điều này là do chế độ ăn không lành mạnh, hoặc bạn bị mất cân bằng tiêu hóa. Nếu ăn quá ít calo, cơ thể sẽ sử dụng các protein thành năng lượng thay vì xây dựng cơ bắp. Chúng ta đều biết rằng protein là dưỡng chất cần thiết để xây dựng và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Nếu không có đủ lượng protein cần thiết, cơ bắp sẽ bắt đầu co lại và giảm đi theo thời gian. Kết quả là, bạn cảm thấy yếu ớt và không có sức lực để thực hiện các bài tập một cách hiệu quả. Gầy gò, ốm yếu cũng là hậu quả của thiếu protein. Các triệu chứng bao gồm giảm cân, thiếu năng lượng và mệt mỏi.
Tóc, da và móng tay yếu
Tóc thưa, da dễ bong tróc, móng tay dễ gãy là những dấu hiệu đầu tiên cơ thể không có đủ chất đạm.
Cơ yếu hoặc teo cơ
Những người đàn ông trung niên có thể bị mất cơ bắp tự nhiên do lão hóa, và họ mất cơ bắp nhiều hơn nếu không nhận được đủ chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thiếu protein cũng làm teo hoặc suy yếu cơ bắp, gây suy giảm hệ miễn dịch, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Phù nề
Khi cơ thể thiếu protein, bạn có thể gặp tình trạng phù nề trong thời gian ngắn vì sự tồn lưu chất lỏng. Protein đóng vai trò trong việc giữ chất lỏng tích tụ trong các mô, đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Thiếu protein gây phù nề hoặc cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng ở các bộ phận khác của cơ thể như dạ dày, bàn tay và bàn chân. Nó cũng dẫn đến các khớp xương cứng, huyết áp cao.
Huyết áp thấp và nhịp tim chậm
Khi thiếu hụt protein, huyết áp sẽ giảm. Điều này sau đó tác động đến các bộ phận khác của cơ thể vì các mô không nhận đủ các chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể quá thấp hoặc cơ thể không nhận được đủ chất đạm, nhịp tim có thể bị chậm. Bạn có thể cảm thấy khó thở, mê sảng… Nếu nhịp tim giảm dưới mức bình thường 60-100 nhịp mỗi phút, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Kém hấp thu dinh dưỡng
Nếu bạn không bổ sung đủ các nguồn protein, cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng như niacin, sắt, kẽm và canxi. Ngoài ra, thèm ăn liên tục và tăng cảm giác đói có thể do thiếu hụt protein. Đây là hậu quả của một chế độ ăn nhiều carbohydrate, đường và ít chất đạm. Protein thậm chí gây ra mức đường trong máu tăng, vì vậy nó có thể điều chỉnh cơn đói.
Vấn đề về gan, thiếu máu
Thiếu protein và bệnh gan thường có liên quan đến nhau. Nếu không đủ protein, gan phải làm việc quá mức để loại bỏ chất béo và giải độc. Nếu cơ thể thiếu protein, bạn dễ bị thiếu vitamin B12 và folate, thúc đẩy bệnh thiếu máu. Điều này cũng có thể gây ra huyết áp thấp và mệt mỏi.
Hệ miễn dịch suy yếu
Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị mắc bệnh hoặc sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi. Các tế bào miễn dịch được tạo từ protein, do đó bạn sẽ phải chịu một hiệu ứng domino nếu chế độ ăn uống không cân bằng.
Đau khớp, phục hồi chấn thương chậm
Suy yếu cơ, đau cơ có thể là một dấu hiệu cơ bắp hoặc dịch khớp bị ảnh hưởng để bổ sung lượng calo thay vì sử dụng các protein để xây dựng cơ bắp, các mô và các tế bào. Cũng như khả năng miễn dịch, khả năng cơ thể chữa lành và tái tạo các tế bào mới, mô và da có thể bị cản trở bởi thiếu protein.