Nam giới ở độ tuổi cao niên có tỷ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao với các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu rát, tiểu lẫn máu,… Bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có khả năng khỏi và tiết kiệm được chi phí cho người bệnh. Vậy, hiện nay phát hiện ung thư tiền liệt tuyến bằng cách nào? Và điều trị như thế nào thì hiệu quả?
Ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Tuyến tiền liệt thuộc hệ thống sinh dục nam, nằm dưới bàng quang và phía trước trực tràng, kích thước gần bằng quả óc chó. Chức năng của tuyến này là tiết ra chất màu trắng, chiếm 25-50% chất lượng của tinh dịch.
Tuyến tiền liệt bao quanh 1 phần đường niệu đạo, khi khối u ác tính xuất hiện sẽ gây rối loạn tiểu tiện và tiền liệt tuyến tiết chất dịch tạo thành tinh dịch theo ống dẫn tinh vào niệu đạo. Lúc này, các chức năng tình dục bị rối loạn.
Khi khối u phát triển giai đoạn sau có thể di căn sang các bộ phận khác. Gây ra các triệu chứng đau xương, yếu chân, đại tiện và tiểu tiện không tự chủ được. Giai đoạn nặng hơn sẽ có các triệu chứng khác như giảm cân nhanh chóng, vùng khung chậu đau, lưng đau, hông đau và đi tiểu rất khó khăn.
Bệnh ung thư tiền liệt tuyến rất nguy hiểm nhưng có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 sau ung thư phổi trong số các bệnh ung thư ở nam.
Phát hiện ung thư tiền liệt tuyến bằng cách nào?
Do tính chất nguy hiểm nên người bệnh khi có các triệu chứng cần đi khám nhanh chóng. Hiện nay, có nhiều biện pháp để phát hiện ung thư tiền liệt tuyến, đó là:
Xét nghiệm PSA (Prostate-Specific Antigen) máu: Một loại xét nghiệm máu được sử dụng để phát hiện ung thư tiền liệt tuyến – định lượng hàm lượng kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến. Đây là xét nghiệm sàng lọc phát hiện ung thư nhưng vẫn có những kết quả sai lệch. Ví dụ, xét nghiệm PSA bình thường nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, hoặc PSA hơi cao hơn bình thường nhưng chưa chắc đã mắc bệnh. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác nữa.
Siêu âm tiền liệt tuyến qua trực tràng: Đầu dò siêu âm được đặt trong lòng trực tràng sẽ phát sóng siêu âm. Thông qua đó, hình ảnh tiền liệt tuyến được hiện lên màn hình video.
Soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng 1 ống nhỏ, chiếu sáng để quan sát dễ dàng niệu đạo và bàng quang.
Sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng: Xét nghiệm này sử dụng dụng cụ dạng kim xuyên qua trực tràng vào tiền liệt tuyến để lấy 1 mẫu tổ chức nhằm tìm tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Đây là xét nghiệm khẳng định chắc chắn có bị ung thư tiền liệt tuyến hay không.
Sau khi sinh thiết tiền liệt tuyến và chắc chắn bị ung thư, bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng ung thư đã lan tràn chưa nhằm có phương pháp điều trị. Đó là các xét nghiệm: Scan xương, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân, chụp PET/CT.
Phương pháp điều trị bệnh
Ung thư tiền liệt tuyến có nhiều phương pháp điều trị và tùy vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. Xu hướng hiện nay là điều trị cá nhân hóa nhằm đạt kết quả cao nhất. Do đó, ở mỗi ca bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định riêng.
Phẫu thuật: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp cần điều trị triệt để khi ung thư còn khu trú trong tuyến tiền liệt. Cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt của bệnh nhân, 2 túi tinh và có thể kèm theo nạo hạch vùng chậu 2 bên.
Điều trị nội tiết: Ung thư tiền liệt tuyến rất nhạy với nội tiết tố nam nên cắt được nguồn cung cấp nội tiết nam thì khối u ngưng phát triển. Y học đã ứng dụng bằng cách cắt 2 tinh hoàn hoặc dùng thuốc có tác dụng ức chế làm giảm nồng độ tiết tố nam.
Xạ trị: Chiếu tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Bao gồm xạ trị trong (cấy hạt phóng xạ vào trong tuyến tiền liệt) và xạ trị ngoài (chiếu xạ từ ngoài vào).
Hóa trị: Hóa trị không điều trị tận gốc được ung thư tuyến tiền liệt. Khi ung thư không còn nhạy với điều trị nội tiết thì mới áp dụng cách này. Hiện nay, ung thư có độ ác tính cao được phối hợp điều trị giữa điều trị nội tiết với hóa trị để cho kết quả tốt.
Các phương pháp khác cũng được sử dụng như: Miễn dịch, đồng vị phóng xạ, thuốc,…
Có thể bạn quan tâm >>> https://cuoi.tetram.net/suc-khoe/dau-hieu-canh-bao-ung-thu-tuyen-tien-liet-o-nam-gioi/