Du học Đức ngày càng có sức hấp dẫn với sinh viên trên toàn thế giới khi Đức là quốc gia vừa có chất lượng giáo dục top đầu lại vừa có chương trình miễn học phí cho sinh viên. Trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng HSBC (Úc) về “Giá trị Giáo dục”, Đức là 1 trong 5 nước hàng đầu thế giới có chất lượng giáo dục được đánh giá cao, sau Mỹ và Anh. Hơn 40 trường đại học của Đức nằm trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới nhưng lại có mức phí học tập và sinh hoạt phải chăng cho các du học sinh. Vậy ở Đức có những chương trình nào đang giảng dạy, hãy cùng Tẹt Rắm xem qua những chuyên nghành đang được giảng dạy tại Đức nhé.
Đức là điểm đến học tập của hơn 300.000 sinh viên quốc tế với tỉ lệ tăng trung bình là 7%, dự kiến đạt 350.000 sinh viên vào 2020. (tính đến năm 2015, theo Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức). Với 370 trường đại học, cung cấp hơn 17.000 chương trình đào tạo, Đức mang đến cho sinh viên đa dạng sự lựa chọn ngành nghề yêu thích.
1. Chọn ngành học tại Đức
Mỗi sinh viên chỉ có thể gắn bó với một chuyên ngành, vì vậy việc chọn ngành học chất lượng, phù hợp cần được cân nhắc kĩ càng khi dự định du học tại bất kì đâu, Đức cũng không là ngoại lệ. Dưới đây là danh sách những khóa học sinh viên không nên bỏ qua khi quyết định tham gia học tập tại vương quốc Bia:
Khoa học xã hội và Nhân văn
Nhân văn là lĩnh vực đóng vai trò khá quan trọng đối với cuộc sống nhân loại, với trình độ chuyên môn được mài dũa tại những ngôi trường uy tín sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực PR, báo chí, nhân sự, tư vấn, kinh doanh, nghệ thuật, văn hóa, truyền thông, xuất bản…
Sinh viên khi du học Đức sẽ lựa chọn khóa học phù hợp trong hơn 6.000 chương trình đào tạo ngành Nhân văn tại đây. Tùy theo nhu cầu của bản thân, SV có thể chọn học chuyên ngành đơn hoặc kép, không chỉ giới hạn về nhân văn mà còn mở rộng về kinh tế, xã hội học…yếu tố sẽ gây ấn tượng khi gặp gỡ nhà tuyển dụng trên khắp thế giới. Trong quá trình học tập tại Đức, sinh viên phải chấp nhận sự khắt khe trong quá trình đào tạo, luôn theo đúng chương trình đề ra gồm lý thuyết, thực tập, trao đổi sinh viên, tham gia vào các dự án nghiên cứu thì mới đủ điều kiện để tốt nghiệp. Do đó, bằng cấp tại Đức luôn được chấp nhận trên toàn cầu, chìa khóa để các em mở được cánh cửa dẫn đến thành công.
Các ngành Khoa học xã hội nhân văn:
Khảo cổ học
Nghiên cứu về văn hóa
Tiếng Anh
Nghiên cứu đại cương
Văn học
Tôn giáo học
Lịch sử
Triết học
Ngôn ngữ
Nghiên cứu vùng miền
Luật dân sự
Luật học
Luật hình sự
Luật công
Luật quốc tế
Nhân học
Báo chí
Địa nhân học
Ngôn ngữ học
Truyền thông
Chính trị
Hành chính công
Khoa học xã hội
Xã hội học
Xuất bản
Dịch thuật
Kĩ thuật
Kĩ thuật là chuyên ngành được lựa chọn giảng dạy và học tập khá nhiều trên thế giới vì nhu cầu nhân lực luôn ở mức cao. Nhờ vào việc đặt giáo trình giảng dạy song hành với thị trường lao động toàn cầu cùng với ưu thế vốn có về kĩ thuật khi là quê hương của những thương hiệu nổi tiếng như: Volkswagen, Audi, Porsche, BMW, Mercedes, Deutz AG, Đức đã xây dựng hơn 3.000 chương trình đào tạo chất lượng chuyên ngành này.
Các khóa học Kĩ thuật tại Đức giảng dạy đầy đủ kiến thức, kĩ năng về điện tử, cơ khí, kĩ thuật hạ tầng, kĩ sư máy tính…thông qua giáo trình liên tục được cải tiến, chương trình trao đổi sinh viên và thực tập bắt buộc tại các doanh nghiệp thực tế. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi sinh viên tốt nghiệp các trường tại Đức luôn được các nhà tuyển dụng chào đón trên toàn thế giới.
Các chuyên ngành kỹ thuật:
Kỹ thuật điện
Cơ khí chính xác
Các ngành công nghệ chế tạo máy
Công nghệ vật liệu kim loại
Vật lý kỹ thuật
Kỹ thuật mỏ
Kỹ thuật luyện, đúc kim
Quá trình thiết bị
Cơ khí vận hành
Kỹ thuật tàu thủy
Kỹ thuật vận tải
Công nghệ hóa
Máy hóa, cơ khí động lực
Công nghệ in
Điện
Kỹ thuật và công nghệ
Luyện kim
Viễn thông
Cơ khí hóa chât và vật liệu
Cơ điện tử
Sản xuất
Kỹ thuật điện và năng lượng
Khoa học Tự nhiên
Với hơn 2.500 chương trình đa dạng cấp độ về khoa học Tự nhiên & Toán học, Đức trở thành miền đất hứa cho các sinh viên đam mê chuyên ngành này. Sinh viên khi theo học lĩnh vực này thường có thể liên kết với ngành kĩ thuật, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu đa ngành trong thời gian gần đây, tiền đề ra đời của các bộ môn: sinh hóa, khoa học đời sống phân tử, sinh học & nghiên cứu gen, hóa học môi trường, khoa học nano…
Bên cạnh đó, một số trường tại Đức còn cho phép sinh viên đa dạng hóa trình độ chuyên môn bằng cách kết hợp chuyên ngành này với các bộ môn về nhân văn hay khoa học xã hội. Nhờ vậy, sinh viên có thêm lợi thế cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm, đặc biệt đối với những ai muốn đi theo con đường giảng dạy các bộ môn vật lý, sinh học, khoa học máy tính, toán học, hóa học hoặc địa lý.
Các chuyên ngành về khoa học tự nhiên:
Thiên văn học
Hóa học
Sinh học
Y sinh học
Khoa học trái đất
Khoa học môi trường
Toán học
Công nghệ thực phẩm
Khoa học về đời sống
Vật lý
Khoa học đại cương
Khoa học vật liệu
Địa vật lý
Kinh tế
Các trường đại học tại Đức không ngừng mở rộng quy mô của chuyên ngành Kinh tế trong những năm gần đây. Bên cạnh các lĩnh vực quen thuộc như kinh tế vĩ mô, quản trị kinh doanh, thương mại, Đức còn mang đến các khóa học về chuỗi cung ứng, dịch vụ, kinh doanh quốc tế và marketing. Tùy theo nhu cầu khóa học, sinh viên còn có thể được giảng dạy các lĩnh vực như thể thao, du lịch, y tế và truyền thông. Do đó, sau tốt nghiệp, các SV có được hiểu biết đa ngành, đủ khả năng gặt hái những thành tựu xứng đáng trong công việc.
Như những chương trình khác tại Đức, sinh viên theo học ngành Kinh tế sẽ được cung cấp cái nhìn chính xác, mang tính toàn cầu về thực tiễn ngành nghề trên toàn cầu. SV đạt được điều này thông qua việc giải quyết các vấn đề quốc tế, thực tập tập nước ngoài, tham quan nghiên cứu tại các công ty và học thêm những ngoại ngữ phổ biến bên cạnh tiếng Anh, tiếng Đức.
Các chuyên ngành Kinh tế:
Kế toán
Kinh doanh
Tài chính
Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý
Marketing
Hành chính văn phòng
Quản lý chất lượng
Bán lẻ
Vận tải và hậu cần
Y học
Ngành học này cho phép bạn học về tất cả những khía cạnh liên quan đến cơ thể người để phục vụ cho việc điều trị, chẩn đoán và đánh giá sức khỏe người bệnh. Trong hai lĩnh vực Y khoa và Phẫu thuật, bạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thực hành trong quá trình học.
Các chuyên ngành Y học:
Nha khoa
Sinh lý học
Y tế cộng cộng
Nghiên cứu sức khỏe
Điều dưỡng
Dinh dưỡng và sức khỏe
Vật lý trị liệu
Dược
Tâm lý học
Y tá
Kiến trúc- xây dựng
Ngành học kiến trúc xây dựng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết, để trở thành một kiến trúc sư trong tương lai. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho sinh viên thì việc đào tạo những kỹ năng, chiến lược, và kỹ thuật làm việc được đánh giá cực kì quan trọng. Các chuyên ngành thuộc nhóm này gồm:
Kiến trúc
Xây dựng
Kỹ thuật trắc địa
Kỹ thuật cung ứng
Nhóm ngành Nông nghiệp và thú y
Nông nghiệp là một ngành “công nghiệp” lâu đời và ngày nay đã trở nên phát triển nhờ những thay đổi về khoa học, công nghệ hiện đại. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người. Vì thế việc được đào tạo chuyên môn bài bản sẽ hứa hẹn mang lại những cơ hội việc làm hấp dẫn.
Các chuyên ngành:
Nông nghiệp
Khoa học cây trông
Quản lý trang trại
Trồng trọt
Khoa học làm vườn
Nông hóa, thổ nhưỡng
Chăm sóc cây trồng
Nông học
Lâm học
Thú y
Nghệ thuật và thiết kế
Thiết kế và nghệ thuật luôn là ngành đòi hỏi sự sáng tạo và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa tinh thần của xã hội loài người. Việc phát triển năng lực bản thân qua những chương trình học thực hành sáng tạo tại Đức sẽ mang lại những trải nghiệm học tập hiệu quả và mới lạ.
Các chuyên ngành:
Nghệ thuật
Thiết kế công nghiệp
Hành chính nghệ thuật
Âm nhạc
Thiết kế ngoài công nghiệp
Nhà hát và sân khấu
Mỹ thuật
Nghệ thuật sân khấu
Mỹ thuật tạo hình
Giáo dục và đào tạo
Ngành này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển và học hỏi tri thức cho bản thân cũng như người học. Bạn có thể đăng ký các khóa học sư phạm ở bậc Đại học hoặc sau Đại học để được bắt tay vào những trải nghiệm “đứng lớp” thực sự. Các chuyên ngành gồm:
Sư phạm
Đào tạo giáo viên
Nghiên cứu giáo dục
Giảng dạy đặc biệt
Giáo dục đặc biệt
Du lịch và nhà hàng khách sạn
Đến với lĩnh vực này, bạn sẽ được học những kiến thức cũng như ảnh hưởng toàn cầu của ngành công nghiệp dịch vụ Khách sạn và Lữ hành. Sinh viên tốt nghiệp ngành này hoàn toàn có thể theo đuổi ngành học đầy đam mê này hoặc khởi nghiệp từ đam mê đó. Các chuyên ngành gồm:
Dịch vụ ăn uống
Du lịch lữ hành
2. Chọn trường Đại học
Bên cạnh việc lựa chọn ngành học thì việc lựa chọn loại hình trường đại học là trăn trở của nhiều bạn sinh viên. Hệ thống đại học ở Đức được chia làm ba loại chính đó là Universitat (Đại học tổng hợp – gọi tắt là Uni), Technische Universitat (Đại học kỹ thuật) hay Fachhochschule hoặc gọi là Hochschule (Đại học ứng dụng). Có thể nói ngắn gọn, các loại trường này đều “đồng giá trị” nhưng “khác hình thức”.
Sự khác nhau giữa Universitat (Đại học tổng hợp) và Fachhochschule (Đại học ứng dụng) không đơn giản như Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam mà đây là hai mô hình trường Đại học của Đức với những định hướng khác nhau.
– FH là đại học khoa học ứng dụng với trọng tâm chuyển hóa các kết quả nghiên cứu khoa học thành các giải pháp ứng dụng cho cuộc sống. Sinh viên học FH không quá đào sâu vào lý thuyết mà được chuẩn bị nhiều hơn để làm việc trong những lĩnh vực cụ thể.
– Theo đúng truyền thống của Đức thì định hướng của Uni là nghiên cứu khoa học và trang bị cho sinh viên có kiến thức toàn diện, sâu rộng, phát triển bản thân, chứ không phải là để đào tạo ra làm một nghề cụ thể. Tuy nhiên khi bước vào công việc thì phải tự học thêm để đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của công việc. Sinh viên tốt nghiệp Uni thường than phiền vì họ không có định hướng cụ thể và thiếu kiến thức thực tiễn, bù lại họ có tư duy tổng hợp và tính năng động cao, có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.