Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao đối với người bệnh. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý về gan nhằm có phương pháp chữa trị sớm sẽ giúp cho người bệnh sống khỏe và hạn chế nguy cơ tử vong. Để chẩn đoán chính xác được một người có bị mắc bệnh gan hay không cần phải thực hiện các xét nghiệm ung thư gan sau:
Các xét nghiệm ung thư gan thường gặp
Để chắc chắn bạn có bị ung thư gan không cần phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm ung thư gan sau:
Siêu âm phát hiện ung thư gan
Phương pháp siêu âm xét nghiệm ung thư gan có độ nhạy khoảng 68 – 87%. Những người khi mắc bệnh ung thư gan ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện các triệu chứng cụ thể vì vậy rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, thông qua siêu âm có xác định được cấu trúc bề mặt gan bị tổn thương ở mức độ nào.
Khi kết hợp giữa siêu âm và đo nồng độ AFP trong máu sẽ làm tăng hiệu quả hơn so với việc thực hiện riêng lẻ từng xét nghiệm trong quá trình tầm soát ung thư gan.
Xét nghiệm nồng độ AFP trong máu
Ở điều kiện bình thường, với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, lượng AFP trong máu có thể cao. Tuy nhiên, trong điều kiện bệnh lý thì chỉ số AFP lại là cơ sở để chẩn đoán bệnh ung thư.
Xét nghiệm máu đo nồng độ AFP trong huyết thanh – một loại alphafeto protein có trong thời kỳ bào thai khi lớn lên thì do gan tiết ra. Nồng độ AFP bình thường <10 ng/ml; <200 ng/ml là tăng nhẹ: có nguy cơ cao sẽ bị ung thư tế bào gan. Nồng độ AFP <500 ng/ml: xuất hiện ở những người ung thư gan hoặc có tình trạng viêm gan mãn tính. Nồng độ >500 ng/ml tăng rất cao: 99% là ung thư tế bào gan, hoặc ung thư ở buồng trứng hay tinh hoàn.
AFP có dương tính giả trong một số trường hợp bệnh lý mô gan: viêm gan siêu vi cấp, bệnh gan mãn, xơ gan, di căn gan. Tuy nhiên, xét nghiệm máu đo nồng độ AFP không phải là yếu tố quyết định vì một số trường hợp ung thư đã tiến triển nhưng lượng AFP bình thường, và cũng có trường hợp AFP bất thường nhưng không phải ung thư. Khi đó, bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố, xét nghiệm chẩn đoán khác để phát hiện ung thư gan.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Kết quả chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp các bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được hình thái, kích thước và số lượng khối u đồng thời phân tích được kết cấu bên trong gan của người bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể xác định một cách chính xác mối liên quan giữa mỗi huyết quản với khối u.
Chụp cộng hưởng (MRI)
Một trong các xét nghiệm ung thư gan cần thực hiện đó chính là chụp cộng hưởng. Phương pháp này có tác dụng bổ sung cho chẩn đoán CT và thường áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ để chẩn đoán những khối u lành tính chuyển thành những khối u ác tính.
Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh ung thư gan và các xét nghiệm ung thư gan phải thực hiện. Ngay khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng bất thường các bạn nên đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân ung thư gan?
Trên thực tế thì bất cứ ai cũng có thể bị mắc bệnh ung thư gan, tuy nhiên, 6 đối tượng sau là những trường hợp dễ mắc ung thư gan nhất:
– Những người bị bệnh xơ gan
– Những người bị nhiễm viêm gan virus và chủ yếu là bị nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C
– Những người thường xuyên ăn các thực phẩm bị ẩm mốc, hết hạn
– Người trong cơ thể bị ứ sắt có tính di truyền
– Những người bị nhiễm chất độc hóa học dioxin
– Những người nghiện hoặc thường xuyên sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu
Ung thư gan là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cần được tầm soát sớm
– Viêm gan B: Viêm gan B nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây đột biến ADN ở nhân tế bào gây ung thư gan và diễn tiến ngày càng nặng.
– Viêm gan C: Viêm gan C cũng là tác nhân gây nên ung thư gan, khi viêm gan C không được phát hiện sẽ gây viêm gan mãn tính và dẫn đến ung thư gan.
– Nhiễm độc aflatoxin (nấm mốc): Độc aflatoxin thường có trong đậu mốc, thức ăn ôi thiu.
– Nhiễm Dioxin: Dioxin gây đột biến tế bào và gây nên ung thư.
– Nhiễm các hóa chất độc hại khác, hít hói thuốc.
– Viêm gan do rượu: Bệnh nhân uống rượu thường xuyên lâu ngày sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Các triệu chứng báo hiệu bệnh ung thư gan
Những người bị mắc bệnh ung thư gan ở giai đoạn đầu rất khó để có thể nhận biết được bởi khi này các khối u còn phát triển một cách âm thầm. Đến khi khối u lớn dần lên thì người bệnh đã ở trong tình trạng nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa. Vì vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể các triệu chứng sau thì các bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và xét nghiệm:
Giai đoạn đầu
Khi bị ung thư gan ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện như rối loạn tiêu hóa nhẹ, cơ thể mệt mỏi, sốt, hạ sườn đau nhức và đại tiện khó khăn,… Các triệu chứng này biểu hiện không rõ ràng nên người bệnh thường lầm tưởng chỉ là tình trạng cảm cúm thông thường.
Giai đoạn sau
Bệnh tiến triển tới giai đoạn sau thì các tình trạng như đau vùng gan, vùng bụng trên bị đầy, chán ăn sẽ bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị cổ trướng, buồn nôn, nôn, sút cân, tiêu chảy, da vàng, sốt và gan to. Thậm chí, có trường hợp còn xuất hiện tình trạng rối loạn tâm thần.
Để có thể xét nghiệm kiểm tra ung thư gan một cách chính xác thì ngoài xét nghiệm máu kiểm tra ung thư gan ra thì bạn nên làm một số xét nghiệm khác nhằm có một kết quả chính xác và khách quan nhất nhé.
Cách phòng tránh ung thư gan
– Để phòng ngừa bệnh ung thư gan các bạn nên khám định kỳ 3-6 tháng/ lần.
– Không dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm viêm gan B.
– Không ăn uống cùng chung thìa, muỗng, chén, bát với những người viêm gan C.
– Không ăn các thức ăn nhiễm hóa chất, đậu mốc. Hạn chế bia, rượu, thức uống có nồng độ cồn cao.
Xem thêm >>> https://cuoi.tetram.net/suc-khoe/nhung-dieu-can-biet-ve-chi-so-xet-nghiem-ung-thu-gan-khi-xet-nghiem-mau/
Chăm sóc gan để gan luôn khỏe mạnh là phương pháp tốt nhất để cuộc sống của bạn luôn tươi đẹp và nên dành thời gian để đến các cơ sở uy tín thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe như là xét nghiệm máu hay là siêu âm.